Home / SOẠN VĂN / Soạn bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Soạn bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

(Soạn văn lớp 11) – Em hãy soạn bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu. (Bài làm của học sinh Gia Hân, THPT Nguyễn Khuyến, Hà Nội)

Đề bài: Soạn bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

BÀI LÀM

I. Tìm hiểu chung

Loading...

* Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật:

– Thơ Đường luật thất ngôn bát cú.

– Luật trắc, vần bằng

– Niêm luật : câu 1-8, 2-4, 4-5, 6-7 cùng thanh.

– Đảm bảo nhị tứ lục phân minh.

* Hồn cảnh sng tc: SGK/51

* Bố cục : 3 phần .

a. Hai câu đầu: Đất nước rơi vào thảm họa giặc ngoại xâm .

b. Bốn câu giữa: Tình cảnh tan đàn, xẻ nghé, mất nước của quê hương trong cảnh loạn lạc.

c. Hai câu còn lại: Thái độ và tình cảm tác giả.

II. Đọc – hiểu văn bản

chạy giặc của nguyễn đình chiểu

1. Hai câu đầu

   – Chợ là nơi họp mặt, nơi giao lưu về kinh tế và văn hoá của nhân dân. Đây là hình ảnh biểu tượng của quê hương, đất nước.

– “Tiếng súng Tây” ® Báo hiệu một kẻ thù mới. Nó không phải là kẻ thù từ phương Bắc mà từ phương Tây tới.

   – “Một bàn cờ thế” là ván cờ tướng mà mỗi bên còn ít quân. Một bên đang lâm vào tình cảnh bí. Cần phải suy tính nước đi thật giỏi để gỡ thế bí. Nếu tính toán sai, đi sai một nước là thua.

    – “Sa tay” là tính toán sai ® Hai câu thơ mang đến nhận thức. Đất nước ta đã rơi vào tay giặc. Thực dân Pháp từng bước tấn công vào ba tỉnh miền đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ.

     -> Hai câu thơ như một thông báo, đất nước đã rơi vào thảm họa của giặc ngoại xâm. Cách thể hiện bằng hình ảnh, bằng ngôn ngữ như chỉ mặt, đặt tên kẻ thù để mọi người cùng thấy.

2. Bốn câu tiếp

– Ta bắt gặp nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực, đảo ngữ, từ láy biểu cảm, ẩn dụ:

+ Bỏ nhà, mất ổ: Cảnh tan đàn, sẻ nghé. Con người bơ vơ bỏ nhà chạy giặc không định hướng, không ai dắt dẫn, biết về đâu. Mượn hình ảnh bầy chim mất ổ dáo dác bay để diễn tả cảnh hốt hoảng, ngơ ngác, tan tác của con người khi giặc đến.

+ Bến Nghé, Đồng Nai những địa danh vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát chỉ vùng đất Nam Bộ, bị giặc đốt, phá phách, cướp bóc.

-> Tất cả đều tan tác, tro bay. Giặc đi đến đâu là cướp, phá, đốt nhà cửa, giết hại sinh linh đến đó. Câu thơ được viết ra bằng nỗi xót xa trước tình cảnh của người dân vô tội, bằng sự căm thù chứa trong tâm can. Những câu thơ như góp lửa cho lòng căm thù quân cướp nước, để bốc cao thiêu cháy quân xâm lược và lũ đê hèn đầu hàng nhục nhã. Tuy không có điều kiện để đứng vào đội ngũ chiến đấu, Thầy Đồ Chiểu đã dùng ngòi bút của mình để kể tội quân cướp nước và xót xa trước tình cảnh của nhân dân. Thơ văn của ông mang tính chiến đấu.

3. Hai câu cuối

– Câu hỏi cụ thể: trang dẹp loạn

-“Trang”: chỉ người đáng kính trọng. “Trang dẹp loạn” là hỏi người có chức trách trước tình cảnh của đất nước của nhân dân-> Đề cao.

– “Nỡ để dân đen mắc nạn này”?: hạ thấp họ. Mũ áo xênh xang, tài thao lược để đâu. Sự thờ ơ vô trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn, của vua, quan chức sức của tư tưởng bạc nhược, của hành động hèn nhát có thấy gì không? Một câu hỏi như một cái tát vào mặt những con người ấy.

– Tâm trạng: Nguyễn Đình Chiểu không giấu được nỗi xót xa.

III. Tổng kết:

  1. Nội dung: Tình cảnh nhân dân bị giặc tàn phá -> Giá trị hiện thực sâu sắc và tính chiến đấu cao.
  2. Nghệ thuật: Bút pháp tả thực, ẩn dụ, các từ láy gợi hình.

>>>Xem thêm:

Loading...

Check Also

soạn bài chuyện chức phán sự đền tản viên

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) | Làm văn mẫu

(Soạn văn lớp 10) – Em hãy soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *