(Soạn văn lớp 10) – Em hãy soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ. (Bài của học sinh Nguyễn Huy Hùng)
Đề bài: Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
BÀI LÀM
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
– Thời đại: Sống vào khoảng thế kỷ XVI, cha rõ năm sinh, năm mất.
– Quê: xã Đỗ Tùng, huyện Trờng Tân (Thanh Miện, Hải Dơng).
– Gia đình: Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha là Nguyễn Tờng Phiêu, đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông.
– Bản thân: đã từng đi thi và làm quan, nhng không lâu từ quan về ở ẩn.
2. Thể loại truyền kì và Truyền kì mạn lục
a. Truyền kỳ: là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kỳ lạ, hoang đờng. Trong truyền kì, thế giới con ngời và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tơng giao. Chính những yếu tố đó đã tạo nên sự hấp dẫn của thể loại. Đằng sau cái phi hiện thực ấy, ngời đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng nh là những quan niệm và thái độ của tác giả.
b. Truyền kỳ mạn lục
– Gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI.
– Đặc điểm:
+ Luôn có những mô típ kì quái, hoang đờng lồng trong một số chuyện sinh hoạt, thế sự, đời t…
+ Nhân vật: những con ngời đời thờng, đặc biệt có nhiều nhân vật phụ nữ. Nhân vật cha có tâm lí. Nhân vật chủ yếu đợc thể hiện qua hành động.
+ Cốt truyện có sự h cấu, tởng tợng, đan cài những chi tiết sự thực và hoang đờng, kì lạ.
+ Ngôn ngữ: chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
– Truyền kì mạn lục còn được khen là Thiên cổ kỳ bút.
c. Bố cục văn bản:
* Mở truyện: giới thiệu Ngô Tử Văn.
* Thân truyện.
– Tử Văn đốt đền tà.
– Tử Văn gặp Bách Hộ Thôi và Thổ thần.
– Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh Ti trước Diêm Vương.
– Tử Văn thắng lợi trở về, nhận lời tiến cử ở đền Tản Viên.
* Kết truyện:
– Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ.
– Lời bình.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật Tử Văn
– Tử Văn qua lời giới thiệu của người dẫn truyện:
+ Tên: Soạn
+ Quê: ngời huyện yên Dũng, đất Lạng Giang.
+ Tính tình: Khẳng khái, nóng nảy, cơng trực
+ Hành động: Đốt đền.
® Tử Văn được giới thiệu theo phương pháp truyền thống của văn học Trung đại: có tên tuổi, quê quán, tính cách … Cách giới thiệu hết sức ngắn gọn và đầy đủ.
– Tử Văn qua hành động đốt đền:
+ Tử Văn tức giận: Thể hiện thái độ bất bình với cái gian tà, cái xấu, cái ác.
+ Tắm gội sạch sẽ, khấn trời: Tin vào chính nghĩa, lấy lòng trong sạch, thái độ chân thành của mình mong đợc trời chia sẻ. Xuất phát từ một ý thức rất rõ ràng.
+ Châm lửa đốt: Kiên quyết chống lại chống lại cái ác.
+ Mọi người lắc đầu, lè lưỡi lo sợ, còn Tử Văn vẫn vung tay không cần gì cả.
– Tử Văn với hồn ma họ Thôi:
+ Trước lời đe dọa của hồn ma họ Thôi, Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên.
– Với thần Thổ công:
+Tử Văn kinh ngạc: sao mà nhiều thần quá vậy? …
+ Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?
– Tử Văn trong cuộc xét xử vụ kiện của Diêm Vương ở âm phủ:
+ Không khí rùng rợn, bị đe doạ, vu cáo, bị sỉ nhục.
+ Khẳng khái: Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng.
+ Tâu trình lại sự việc mà Thổ công đã kể.
+ Tranh luận với hồn ma viên Bách hộ họ Thôi.
*Ý nghĩa vụ xử án:
+Thể hiện quan niệm của con người thời Trung đại.
+Thể hiện khát vọng công lí của người xa.
+ Đẩy xung đột kịch phát triển đến cao trào, bộc lộ bản lĩnh, khí phách người trí thức đương thời.
– Tử Văn nhậm chức phán sự đền Tản Viên:
– Tử Văn nhậm chức phán sự đền Tản Viên có ý nghĩa như một sự thưởng công xứng đáng, khuyến khích mọi ngời đứng lên chống lại cái xấu, cái ác, cái gian tà.
*Nhận xét:
-Tử Văn là một người ghét cái ác, khẳng khái, cương trực, dũng cảm.
b. Nhân vật hồn ma viên Bách hộ họ Thôi:
– Qua lời giới thiệu của người dẫn truyện: là một tên tướng giặc bại trận bị chết ỏ gần đền, làm yêu làm quái trong dân gian.
– Ở nhà Tử Văn: giả danh là cư sĩ, dùng đạo Nho để buộc tội, đe doạ Tử Văn, đòi dựng trả lại ngôi đền.
– Qua lời Thổ công:
+ Đánh đuổi Thổ công, giả mạo Thổ công đẻ làm trò gian ác.
+ Đút lót những thần miéu xung quanh để cản trở viẹc khiếu kiện của Thổ công.
– Ở âm phủ:
+ Tiếp tục vu vạ, buộc tội Tử Văn.
+ Khi vu vạ không đợc thì mập mở nhận tội
+ Chịu sự trừng phạt của Diêm Vương.
* Nhận xét:
– Đây là một nhân vật tiêu biểu cho những thế lực gian tà, xấu xa, tác oai tác quái trong xã hội.
– Nhân vật hiện lên rất rõ tính cách của một tên tướng giặc bại trận, lúc sống đã mang dã tâm đi xâm lược nước khác, đến chết vẫn hiện nguyên hình của nột kẻ lừa đảo, xâm chiếm.
3. Lời bình của tác giả:
- Thể hiện sự đồng tình của tác giả đối với hành động của nhân vật Tử Văn.
Tác giả nhấn mạnh phẩm chất cần có của một kẻ sĩ, đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ dám đấu tranh về công lí.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
– Tác giả đã tổ chức, sắp xếp các sự việc, chi tiết một cách tài tình.
– Yếu tố kì ảo dày, xen lẫn chuyện người, chuyện thần, chuyện ma, thế giới thực, ảo, trần thế, địa ngục, quỉ sứ, Diêm Vương… làm cho câu truyện càng thêm hấp dẫn.
– Cốt truyện có xung đột giàu kịch tính: mở đầu, xung đột, phát triển, kết thúc.
2. Nội dung:
– Đề cao nhân vật Tử Văn và truyện còn có ý nghĩa thể hiện tính chất dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu để bảo vệ chính nghĩa.
– Ngụ ý phê phán
+ Hồn tên tướng giặc xâm lược
+ Thánh thần quan lại ở cõi âm.
>>> XEM THÊM :
-
soạn bài những yêu cầu về sử dụng tiếng việt
-
soạn bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
-
soạn bài hồi trống cổ thành của la quán trung