(Soạn văn lớp 12) – Em hãy soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
( Bài soạn văn của học sinh giỏi lớp 12 trường THPT Cẩm Giàng)
Đề bài: Hãy soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học.
BÀI LÀM
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
1. Văn bản khoa học:
a. Tìm hiểu ngữ liệu:
– Sự khác nhau của các văn bản khoa học: + Về mức độ: Văn bản a có mức độ chuyên sâu, văn bản b có mức độ khoa học phù hợp với Hs phổ thông, văn bản c có mức độ phổ cập.
+ Về phạm vi sử dụng: Văn bản a sử dụng trong phạm vi những người có trình độ chuyên sâu. Văn bản b sử dụng trong rường THPT, văn bản c dùng phổ cập cho mọi người có hiểu biết thông thường.
b. Phân loại văn bản khoa học:
– Văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên khảo, luận án, luận văn, nghiên cứu khoa học…
– Văn bản khoa học giáo khoa: SGK các môn học, giáo trình…
– Văn bản khoa học phổ cập: các bài báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật…
2. Ngôn ngữ khoa học
– Khái niệm: Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.
– Dạng thức:
+ Viết: từ ngữ khoa học, các kí hiệu, công thức, mô hình…
+ Nói: phát âm chuẩn, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ.
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
1.Tính khái quát, trừu tượng
– Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học. Đó là lớp từ chuyên dùng trong từng ngành khoa học dùng để biểu hiện khaí niệm khoa học -> mang tính khái quát, trừ tượng.
-Các thuật ngữ khoa học cần được sử dụng đúng với khái niệm nó biểu thị.
-Kết cấu của văn bản khoa học phải phục vụ cho luận điểm khoa học.
2. Tính lí trí, logic
– Từ ngữ trong văn abnr khó học chỉ được dùng một nghĩa, không dùng đa nghĩa, ít dùng các phép tu từ.
– Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic.
– Các câu trong các đoạn văn bản phải được liên kết chặt chẽ, mạch lạc.
3.Tính khách quan, phi cá thể
-Ngôn ngữ trong văn bản khoa học rất hạn chế biểu đạt ở tính cá nhân-> Từ ngữ trung hòa, ít biểu lộ sắc thái, cảm xúc.
Tổng kết: Ghi nhớ- SGK/76
IV.Luyện tập
1.Bài tập 1/67:
a.Văn bản trình bày một số nội dung khoa học cơ bản: hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa; quá trình phát triển và các thành tựu chủ yếu của văn học; những đặc điểm cơ bản của văn học ở hai giai đoạn 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.
b. Văn bản đó thuộc ngành KHXH &NV, hoặc chuyên ngành khoa học Ngữ văn.
c. Ngôn ngữ khoa học trong văn bản có nhiều đặc điểm: dùng nhiều thuật ngữ khoa học hoặc kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: có hệ thống các đề mục từ lớn đến nhỏ, có các phần, các đoạn rõ rang.
2 .Bài tập 2:
– Thuật ngữ khoa học có thể xây dựng từ từ ngữ thông thường nhưng biểu hiện khái niệm khoa học chính xác. Ví dụ: đoạn thẳng theo cách hiểu thông thường là đoạn không cong queo, không gãy khúc… Còn trong toán học, đó là đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau.
– Các từ ngữ khác cũng theo nguyên tắc đó.
>>>Xem thêm:
-
Soạn bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
-
Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
-
Tóm tắt truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân